Trong buổi lễ tuyên bố từ giã sự nghiệp bóng bầu dục vẻ vang của mình, cầu thủ nổi tiếng Matt light có nói
Trước khi kết thúc, xin phép nói điều này!
Tôi thích ngạn ngữ, và tôi đã đọc được câu ngạn ngữ này “Chúng ta là những gì chúng ta làm, lặp đi lặp lại. Xuất sắc không phải là một hành động đơn lẻ, nó là thói quen”. Chúng tôi nghe điều này năm ngàn lần một tuần. Chỉ chú tâm vào bản thân mình, đừng chú ý đến người khác, biến điều đó vào thói quen hàng ngày. Liên tục cải thiện hành động mỗi ngày một tốt hơn. Sự xuất sắc chúng tôi có được trong tổ chức, đội nhóm, bạn bè hay bất kì ai. Nó không phải là một hành động lẻ, nó là thói quen, đó là cách chúng tôi sống, là thứ chúng tôi làm mỗi ngày. Tôi hi vọng những thói quen tốt này tiếp tục duy trì. Xin cảm ơn!
Tôi không thể đồng ý hơn. Khi ngẫm lại những gì mình có được, những thói quen tốt xấu, những gì tôi làm tốt hay làm dở. Tất cả đều là sự thực tập, rèn luyện mỗi ngày.
Chúng ta không tự nhiên sinh ra đã hoàn hảo. Dù là chạy bộ hàng tiếng đồng hồ, dù là thuyết trình trước đám đông, dù là nhỏ nhặt như nói lời cảm ơn hay xin lỗi, đó đều là thói quen. Là kết tinh của những hành động nhỏ lặp đi lặp lại, qua từng giây, từng phút, từng ngày.
Một người có nhiều thói quen tốt hơn thói quen xấu sẽ có tính cách và cuộc sống chất lượng hơn. Ngược lại với người có số lượng thói quen xấu áp đảo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống.
Dưới đây là vài đúc kết về thói quen tôi ước mình biết sớm hơn:
Tham thì thâm
Rất dễ để có thể mơ tưởng về một thân hình hoàn mỹ, vừa chém gió tiếng Anh ngọt xớt và vừa có hàng tá thói quen tốt của một phiên bản chính mình được nâng cấp. Xin chia buồn cùng bạn, là “giấc mơ chỉ là giấc mơ”. Đừng cố gắng thực hành quá nhiều thói quen cùng một lúc. Thay vào đó mỗi giai đoạn chỉ nên tập trung vào một thói quen. Sau khi thói quen này được hình thành và duy trì rồi thì mới thực hành thói quen khác.
Tuy nhiên có các thói quen liên quan nhau, và cái này là nguyên nhân dẫn đến hệ quả là thói quen kia. Ví dụ như thói quen đi ngủ sớm sẽ bổ trợ cho thói quen thức dậy sớm. Và nếu bạn hay chơi game vào buổi tối, thì việc tập thể thao vào chiều tối sẽ chiếm hết quỹ thời gian của việc chơi game, từ đó mà bạn cùng lúc tạo được thói quen tập thể thao, và đồng thời làm suy yếu luôn thói quen xấu là nghiện game.
Ông bà ta có nói “Tham thì thâm”. Vậy nên từ từ, từng cái một thôi nhé. Hãy chọn cho mình một số ít quen tốt cần thiết nhất tại thời điểm hiện tại, làm đều đặn, lập đi lặp lại cho đến khi thói quen hình thành.
Dục tốc bất đạt
Một trong những nguyên tắc tạo lập thói quen là sự kiên nhẫn trong giai đoạn đầu. Ước gì tôi biết điều này sớm hơn khi còn trẻ. Bạn không tự dưng ngủ dậy mà chạy bộ được 5KM hay nói tiếng Anh lưu loát. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng để hình thành một thói quen, phải làm liên tục ít nhất 21 ngày. Sau 21 ngày lặp đi lặp lại đó thì thói quen được hình thành, sau đó mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng mất hơn 2 tháng để một hành vi mới trở thành tự động, chính xác là 66 ngày. Chung quy lại thì nguyên tắc tạo lập thói quen là “dục tốt bất đạt”, chỉ khi nào hành vi được lặp đi lặp lại đủ lâu thì thói quen mới hình thành. Kiên nhẫn là chìa khoá!
Cách hack não
Bộ não con người ẩn chứa nhiều điều diệu kì. Việc có hiểu biết cơ bản về mối liên hệ giữa não bộ và hành vi giúp ta sử dụng bộ não để điều chỉnh hành vi, thói quen theo hướng có lợi cho ta nhất.
Hiểu biết về nguyên tắc tạo lập thói quen, Natalie Vo đã “dụ dỗ bộ não” để bắt đầu hành vi như sau:
Làm cho hành vi trở thành điều kì diệu, hấp dẫn. Trước khi thói quen được tạo lập để tự động, rất dễ để não bộ “thì thầm” với chủ nhân rằng “Thôi làm biếng quá!”, “Hay thôi để ngày mai”, “Nghỉ một hôm cũng được mà”, v.v… Bạn có nghe giọng nói ấy quen không?
Nếu bạn đang muốn hình thành thói quen chạy bộ, “hấp diêm” não bộ, lừa não bộ đơn giản bằng cách tự nói với não những câu sau:
– “Ôi chạy bộ là cuộc sống của tôi”,
– “Thật tuyệt vì được chạy bộ”,
– “Chạy bộ cứu rỗi linh hồn”,
– “Tôi chạy bộ như hơi thở”,
– “Khi tôi chạy bộ, từng giọt mồ hôi rơi xuống cuốn trôi tất cả những buồn phiền”.
Đấy bạn thấy không! Thì thầm, nhẹ nhàng đến “hấp diêm” não bộ bằng những điều tích cực, thậm chí làm quá lên thì não sẽ bị lừa. Hãy xem bộ não như một cô gái thích nghe lời mật ngọt vậy, hãy làm cho cô ấy sung sướng bằng cách rót mật vào tai và vài chiêu trò dụ dỗ.
Nguyên tắc 5 giây
Một trong những nguyên tắc tạo lập thói quen đó là bắt đầu trong 5 giây. Mel Robin từng một thời là thần tượng của Natalie Vo. Vì cô ấy đã đào sâu nghiên cứu về “nguyên tắc 5 giây” và cứu rỗi cuộc sống của biết bao nhiêu người chỉ với một nguyên tắc đơn giản là hành động nhanh trước khi bộ não suy nghĩ vẫn vơ và tìm đủ lý do để ngăn cản hành động.
Để biết hiệu quả của “nguyên tắc 5 giây”, cần hiểu được bản chất của sự trì hoãn và các vấn đề thần kinh học.
Khi bạn cảm thấy lưỡng lự làm điều nên làm, hãy đếm 5-4-3-2-1-ACTION và hành động ngay. Có một cánh cửa giữa khoảnh khắc của sự thay đổi và tâm trí ngay cản nó. Đó là cánh cửa mang tên “cánh cửa 5 giây”
– Mel Robin
Kích hoạt cảm xúc tức thời, quyết định nhanh và làm ngay trong vòng 5 giây. Phương pháp vô cùng đơn giản, nhưng hiệu quả bất ngờ.
Trên là một vài chia sẻ của Natalie Vo về các nguyên tắc tạo lập thói quen mà phải đau đớn và vật vã lắm mới học được. Nay xin được chia sẻ cùng bạn.
Mến chúc bạn có thêm được một thói quen tốt để cuộc sống đơn giản, dễ dàng hơn nhé!
Natalie Vo