Tĩnh lặng để thuần phục con khỉ trong tâm

Tĩnh lặng để thuần phục con khỉ trong tâm

Where you go, there you are
-Jon Kabat-Zinn

Thời đại của thông tin

Khi ta ở đâu, tâm ta ở đó. Đó là lời khuyên để tâm thức được tĩnh lặng và chú tâm vào hiện tại. Lời khuyên có vẻ quá đơn giản phải không? Nhưng để thực hành thì cần rất nhiều rèn luyện hàng ngày.
Thời buổi của những cú click chuột, của những nút mua hàng, của quảng cáo, con người bị quá tải thông tin. Natalie Vo có thể ngồi ở Việt Nam mà xem được hàng hoá từ bên Mỹ và bấm mua hàng chỉ bằng một cú click chuột. Cô ấy cũng có thể đang ở Việt Nam và nghe tin Kim Young Un và Donald Trump bất ngờ tay trong tay tình cảm thắm thiết chỉ bằng vài cái tiện tay lướt tin tức. Ông Kim và Trump rõ ràng không có ảnh hưởng gì mật thiết đến cuộc đời của cô Natalie Vo cả. Không biết hai ông to con ấy thì cuộc sống của cổ vẫn tốt đẹp, hũ gạo gia đình cổ cũng không bị ảnh hưởng.

Trong số ít những thông tin hữu ích, thì số nhiều là tào lao, vô dụng

Cả tỉ tỉ sự vụ đang diễn ra hàng ngày, thế giới hỗn độn như bản thân nó vẫn thế. Bên ngoài bản tâm ta có nhiều thứ khiến ta xao nhãng quá. Vậy còn trong tâm ta thì sao?
Sự hỗn độn diễn ra tương tự ở trong tâm. Thậm chí còn rối rắm, bất định hơn.

Đạo Phật mượn hình ảnh con khỉ để nói về tâm bất định

Mind monkey or monkey mind, is a Buddhist term meaning “unsettled; restless; capricious; whimsical; fanciful; inconstant; confused; indecisive; uncontrollable”
“Tâm con khỉ”, trong đạo PHật có nghĩa là “bất ổn, bồn chồn, hay thay đổi, bối rối, thiếu quyết đoán, vượt ngoài sự kiểm soát”
Không một tính từ nào cho tôi thấy sự ổn định cả! Con khỉ hay nhảy nhót, leo trèo, ý nói cái tâm không lúc nào nghỉ ngơi của con người. Bạn tưởng tượng mỗi suy nghĩ là một nhánh cây thì con khỉ sẽ liên tục quăng người từ nhánh cây này sang nhánh cây khác, đu quay đu lại như vậy suốt cả ngày.
“Thôi chết rồi tôi sắp trễ deadline cho công việc”
“Tháng này có thể sẽ gặp khó khăn về tài chính đây”
“Anh ấy đang làm gì ở nhà thế nhỉ. Ước gì anh ấy ở đây cho mình thơm phát”
“Tại sao cái người trước mặt lại ăn mặc buồn cười thế nhỉ”
“Hình như người kia đang nhìn mình”
“Nếu mình mất việc cuộc sống của mình sẽ rủi ro lắm đây. Lo quá…”
Nhìn con khỉ chuyền cành có thể là trở thành một cảnh trong bộ phim hoạt hình vui nhộn cho trẻ em. Nhưng “tâm con khỉ” thì không vui như thế, những “nhành cây suy nghĩ” chứa đựng sự tò mò không cần thiết, nhiều trong số đó là những nỗi sợ hãi, áp lực của cuộc sống.
Khoa học chỉ ra rằng con người trung bình có 70 nghìn ý nghĩ/ngày, phần lớn lặp đi lặp lại. Số lượng ý nghĩ càng nhiều đồng nghĩa với khả năng ghi nhớ, tập trung và xử lý của não sẽ giảm.
Một chiếc xe máy mà thồ quá nhiều hàng hoá thì khả năng luồn lách xử lý của chiếc xe sẽ kém hơn có phải không? Một chiếc máy tính chứa quá nhiều file nặng nề sẽ xử lý chậm chạp hơn bình thường. Tương tự não người cũng vậy, càng ít ít nghĩ thì sự chú tâm càng cao. Khi sự chú tâm càng cao thì não xử lý vấn đề mượt mà hơn. Khả năng thông suốt vấn đề vì vậy cũng cải thiện.
“Tâm con khỉ” khiến con người mệt mỏi, kiệt sức. Từ đó bộ não thiếu sự minh mẫn, con người đắm chìm vào các nỗi lo và bi kịch cuộc sống của mình.

Biến con khỉ thành bạn người bạn dễ thương

Con khỉ ưa hoạt động này rất có ích trong cuộc sống bận rộn của chúng ta. Người bạn dễ thương này có thể giúp ta bức tốc hoàn thành công việc đúng tiến độ, nỗi lo lắng của “tâm khỉ” cũng giúp ta có sự đề phòng, chuẩn bị cho cuộc sống.
Điều đáng nói ở đây là những chú khỉ nhỏ này khi có quá nhiều việc để làm, chú khỉ sẽ dễ bị kích động, la hét ầm ĩ để kêu gọi sự chú ý.

Cách thuần hoá “tâm con khỉ”

Nếu từ “thiền định” nghe có vẻ tâm linh với bạn, thì Natalie sẽ dùng từ “chậm lại”, “chú tâm” hay “tĩnh lặng” để diễn tả.
Đừng ghét bỏ tâm trí của chính mình, đừng cố gắng xua đuổi ý nghĩ. Đừng ghét bỏ con khỉ mà hãy chậm lại, ngồi yên và quan sát nó. Dù ta có cố gắng đánh đuổi con khỉ thì cũng là vô ích. Vì con khỉ luôn hiện diện trong tâm chúng ta.
Đừng chỉ trích chính thân tâm mình vì khi đó điều tệ hại sẽ xảy ra. Thay vào đó, hãy chậm lại, ta dùng sự hiểu biết của mình để lắng dịu con con khỉ thân tâm. Hãy trò chuyện cùng con khỉ. Khi đó, con khỉ sẽ có cảm giác được thấu hiểu và lắng nghe. Qua thời gian và sự rèn luyện, con khỉ sẽ trở nên thư thái và hiền lành hơn.
Tôi nói chuyện với con khỉ SỢ HÃI

Tôi: Nếu mọi thứ không đi đúng kế hoạch A, kế hoạch B cũng thất bại?
Khỉ: Cô sẽ phá sản, mất nhà, chết đói
Tôi: Khoan đã, tôi còn kế hoạch C cơ mà. Tôi đã chuẩn bị trước rồi
Khỉ: Không chắc chắc đâu. Mọi kế hoạch của cô có thể đều rất tệ
Tôi: Tôi đã có quỹ dự phòng, tôi có thể thất nghiệp mà vẫn sông sót được trong 6 tháng
Khỉ: Ồ thế thì tốt. Tôi cứ lo…

Bạn thấy đấy. Con khỉ Sợ Hãi ồn ào và hay la hét nhất. Khi con khỉ được hiểu, được lắng nghe, nó sẽ bình tĩnh trở lại và nhìn mọi chuyện thông suốt hơn. Hãy dành thời gian để chú ý những chú khỉ trong tâm, hãy lắng nghe, yêu thương và hiểu chúng.
Nếu không thể ngồi yên, bạn cũng có thể thử các bộ môn liên quan đến thiền định như Khí công hay. Các bộ môn thể thao hay chạy bộ tạo ra nhiều endorphin cũng làm tâm con khỉ tĩnh lặng.
Cá nhân Natalie Vo dùng một vài giờ trong ngày ở một mình để tĩnh lặng. Dùng chạy bộ để đưa não bộ vào trạng thái tĩnh lặng và sống hoà hợp với chú khỉ này.
Còn bạn thì sao? Hãy kể tôi nghe về con khỉ của bạn đi?
Nơi đây tôi viết, chia sẻ trong mỗi lần "cầm mảnh gương soi vào tâm khảm... để thấy mình đẹp xấu, đục hay trong..."

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top