“Không phải mỗi ngày một tăng thêm mà chính là mỗi ngày một giảm bớt bằng cách đẽo gọt những thứ vô bổ”. – Lý Tiểu Long
Lý Tiểu Long là thiên tài võ thuật. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, ông đã có một cuộc đời đáng ghi nhớ.
Tôi không có thói quen tìm hiểu đời tư của người nổi tiếng, nhưng thường ghi nhớ rất kĩ các câu ngạn ngữ và châm ngôn sống của các vĩ nhân mà tôi thấy hữu ích. Câu trên thể hiện lối sống buông bỏ bớt của Lý Tiểu Long, khá hợp để dẫn vào bài viết về nguyên tắc 80 20 tôi sắp chia sẻ.
Natalie Vo may mắn biết đến khái niệm về Nguyên Lý 80/20 và thấy hữu dụng cho cuộc sống. Đọc là một chuyện, có áp dụng được vào cuộc sống và áp dụng thành công hay không lại là câu chuyện khác.
Bài viết dưới đây tôi chia sẻ góc nhìn và cách áp dụng Nguyên tắc 80/20 để có cuộc sống đơn giản, hiệu quả hơn.
Nguyên tắc 80/20 trong việc tối giản hoá vật dụng sở hữu
Nếu như tôi của những năm đầu tuổi 20 cũng như những cô gái đam mê quần áo bừa bộn và hoang phí vào tiền quần áo bao nhiêu thì tôi của bây giờ gọn gàng và đơn giản bấy nhiêu.
Nhiều người đam mê thời trang và yêu thích việc ăn mặc đẹp một cách tích cực, tôi rất ngưỡng mộ nếu như người đó biết cách phân bổ chi tiêu hợp lý. Tôi thì lại khác, việc mua sắm lúc trước bắt nguồn từ những giây phút nhất thời, gây lãng phí. Có bộ đồ tôi mua về chỉ mặc được một lần, có cái áo còn chưa bao giờ mặc vẫn mãi nằm trong góc tủ. Mỗi buổi sáng thức dậy đứng trước gương tôi mất nhiều thời gian cho sự lựa chọn trang phục. Cho đến một ngày tôi nhận ra rằng điều đó không quan trọng nữa. Và tại sao tôi phải mất thời gian cho những thứ bề ngoài như thế.
Qua nhiều lần dọn tủ, sa thải quần áo, tặng lại cho người khác. Gần như 80% quần áo, đồ đạc tôi đã được người khác sử dụng. 20% những đồ đạc đơn giản nhất tôi giữ lại. Một sự mất mát ư? Không, với tôi đó sự giải thoát! Nhẹ nhàng.
Vì cũng cần ăn mặc gọn gàng, tôi giữ lại những món đồ cơ bản nhất, không có hoạ tiết hoặc rất ít hoạ tiết. Tôi thậm chí còn liệt kê ra rằng với từng mục đích sử dụng khác nhau mỗi thứ tôi có bao nhiêu món và cố gắng con số càng rõ ràng, càng nhỏ càng tốt.
Cụ thể, vào lúc viết bài này tôi có:
Đồ tập chạy bộ: 4 bộ
Áo ngực thể thao: 3 cái
Đồ tập yoga: 2 bộ
Áo hai dây: các màu đen, trắng, xanh, xám
Áo sơ mi linen: 2 cái màu trắng, xanh
Đầm body: 2 cái
Đầm dài: 1 cái
Gấu đực: 1 con
Quần đùi jeans: 2 cái
Váy jeans: 2 cái
Quần baggy dài: 2 cái
Quần tây dài: 2 cái
Áo ngực: tất cả đều không gọng, loại basic, màu da, màu đen, màu tím, màu xanh
Nhưng thứ tôi không có:
Mỹ phẩm: không
Trang sức: hầu như không
Đồng hồ: không
Áo ngực có gọng, mút: không
Quần jeans dài: không
Trước khi cấu trúc lại tủ quần áo, hiểu biết về vóc dáng và trang phục phù hợp sẽ giúp mình lựa chọn và quyết định nhanh sẽ giữ lại những đồ cơ bản nào. Và mỗi người đều có một sở thích, cá tính riêng nên quy tắc tối giản đồ đạc cũng khác nhau. Natalie Vo chia sẻ quy tắc tối giản quần áo của cổ như sau:
Vì người cổ cao dong dỏng, dáng người đầy phù hợp với những bộ đồ đơn giản, khoẻ mạnh nên cổ sẽ có quy tắc chỉ giữ lại những đồ đáp ứng các tiêu chí sau:
Chỉ giữ lại đồ mặc lặp lại ít nhất 1 lần / tuần. Nếu mặc ít hơn thì sẽ suy nghĩ đến việc có giữ lại hay không, có dịp mặc hay không. Và những đồ thế này thì cho vào một túi nhỏ, xếp gọn trong tủ tránh vướng mắt.
Chỉ giữ lại đồ có màu cơ bản, không có hoạ tiết hoặc rất ít hoạ tiết. Kể cả hoạ tiết cũng phải tối giản.
Chỉ giữ lại đồ có vải không gây kích ứng da vì da cổ thuộc dạng nhạy cảm dễ nổi mẫn ngứa nếu chất vải không tốt.
Không mặc được quần jeans dài nên sẽ không giữ lại.
Đồ lót không bao giờ có gọng, vì có hại cho sức khoẻ, thiếu thoải mái.
Tất cả quần lót đều được sa thải 6 tháng một lần và mua mới.
Ngoài ra tôi có bí quyết mua sắm có ý thức như sau:
Lê kế hoạch mua sắm trong cả năm những đồ dùng cần thiết và chủ yếu dành tiền cho các việc quan trọng nhất.
Chọn phong cách sống chi tiêu vào trải nghiệm hơn là đồ vật sỡ hữu. Tôi hay chọn chi tiền cho các sản phẩm vô hình, không có hình dạng vật lý như khoá học, các giải chạy hay đầu tư vào doanh nghiệp.
Trước khi mua một cuốn sách,
Nguyên tắc 80/20 trong lời ăn tiếng nói
Ngoại trừ người thân trong gia đình, đối với người ngoài thì lời ăn tiếng nói cần cẩn trọng, không nói lời hời hợt.
“Wise men speak because they have something to say; Fools because they have to say something.”
“Người thông thái cất lời khi có điều cần nói. Kẻ dại thì nói khi họ phải nói điều gì đó”
– Plato
Với những cuộc hội thoại cần sự trao đổi thông tin, các mẫu hội thoại không nhất thiết phải sâu sắc. Nhưng ngoại trừ việc trao đổi qua lại thì lời hay ý đẹp chỉ khi nó mang lại niềm vui cho người khác hoặc là điều có nghĩa, có ích.
Với những người ít thân thuộc thì tôi có một nguyên tắc là cẩn trọng trong mỗi lời nói ra. Hoặc là tôi sẽ giữ im lặng nếu tôi thấy không có điều cần thiết để nói.
Chỉ lựa chọn nói 20% điều cần thiết, ý nghĩa. 80% còn lại tôi nghĩ im lặng sẽ tốt hơn.
Với tôi, lời nói không hay, không ý nghĩa, chỉ xuất phát từ cái tôi, phóng đại bản thân, phục vụ nhu cầu cảm xúc cá nhân thì phần nhiều là lời nói ích kỉ.
Với tôi, lời nói không hay, tiếng cười xã giao chỉ là tiếng ồn, không phải là lời nên nói.
Nguyên tắc 80/20 trong xây dựng mối quan hệ
Tôi lựa chọn việc không xã giao và không kết bạn để tránh sự xao nhãng công việc và ồn ào không cần thiết.
Thay vì có bạn bè riêng, tôi chọn dành công sức xây dựng đội nhóm trong doanh nghiệp và cố gắng tập trung phát triển 20% thành viên trong công ty vì tôi tin rằng số ít phần trăm nhân sự có tiềm năng nếu được truyền cảm hứng và nhận sự hướng dẫn, hỗ trợ tốt sẽ mang lại nhiều phần trăm đóng góp thành quả cho sự phát triên của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 80/20 trong thiết lập thói quen tốt
Tôi chọn số ít các thói quen để hình thành và duy trì. Thay vì thử nhiều loại thể thao thì tôi chọn môn đơn giản, tiện lợi để luyện tập.
Nguyên tắc 80/20 trong quản lý, điều hành doanh nghiệp
Tôi chọn chỉ quản lý 20% nhân sự trong doanh nghiệp. 80% nhân sự còn lại sẽ làm việc theo quy trình, nội dung đã đào tạo và dưới sự hướng dẫn của 20% nhân sự quản lý tôi đào tạo.
Tôi cũng chọn làm số ít công việc mang lại hiệu quả lâu dài, quan trọng nhất và cố gắng giao việc, trao quyền cho nhân sự phù hợp trong doanh nghiệp.
Bài viết ngắn nhưng là những điều tôi đã áp dụng vào thực tế. Hi vọng giúp ích được cho Anh Chị đọc bài.
Chúc đời đơn giản, an lành!
Natalie Vo